In this section we'll tell you how the game starts off, how to progress through it, how to unlock stuff, and what exactly we're talking about in the rest of the website, as it can get pretty confusing.

Xin chào tất cả mọi người! Đến với cái bài hướng dẫn này, bọn mình sẽ giải thích từng chức năng của game một cách chi tiết, đồng thời cho các bạn những gợi ý hay để giúp các bạn chơi game dễ hơn. Nói chung là, đối với những người mới chơi game này thì các bạn hãy cố gắng tập trung chơi phần “Story” trước. Nếu các bạn gặp khó khăn trong quá trình chơi hoặc nếu các bạn muốn xem mình càm ràm về cơ chế game thì các bạn hãy xem những bài hướng dẫn và hỏi tụi mình chỗ nào không hiểu nhé.

- greymousedragon và đội ngũ Chaicord (+ admin Dragon Ball Legends Việt Nam dịch)

Phần thưởng dành cho người chơi mới

Giống như những game gacha khác (cờ bạc trá hình), Dragon Ball Legends thường khuyến khích cho những người chơi mới để tiếp tục chơi, thường là cho những đồ vật nhằm nâng sức mạnh cho nhân vật và cho loại tiền cao cấp, trong game này được gọi là Chrono Crystal (viết tắt là CC hoặc cc, không phải cái cc kia nhé). Cứ mỗi 1,000 cục CC này thì bạn có thể quay 1 lúc 10 nhân vật, gọi là 1 multi, và đôi khi nó sẽ rẻ hơn. Ngoài ra, DBL còn có những phần thưởng đặc biệt khi đăng nhập vào game dành cho người mới. Bên dưới là những phần thưởng theo từng ngày:

Phần thưởng đăng nhập lần đầu sẽ kéo dài 7 ngày vào những ngày bạn đăng nhập vào và nó sẽ cho rất nhiều vật phẩm hữu dụng, giúp cho bạn có thể nâng max chỉ số 1 số nhân vật để có thể hoàn thành chế độ “Story” một cách dễ dàng. Tổng phần thưởng bạn sẽ nhận được là:

■ 2,000 Chrono Crystals (đủ để quay 20 nhân vật là 2 multi)

■ 75 vé Legends Welcome (quay 75 con ngẫu nhiên, không có chắc chắn ra độ hiếm Sparking)

■ 7 Chuông vàng (để nâng level cho nhân vật)

■ 35 million zeni (dùng để nâng cấp nhân vật và 1 số thứ khác)

■ 210 Silver Bells (để nâng level cho nhân vật)

■ 15 Master's Pack 3 Sparking 30% Chance Tickets (Vé quay banner đặc biệt, có 30% tỉ lệ ra Sparking)

■ 10 Master's Pack 2 Sparking 30% Chance Tickets (Vé quay banner đặc biệt, có 30% tỉ lệ ra Sparking)

Ngoài ra, còn có thêm 1 số nhiệm vụ dành cho người chơi mới cần phải hoàn thành để có thể khám phá thêm về trò chơi này. Một khi đã hoàn thành gần hết những nhiệm vụ này thì bạn có thể mở được đa số các chế độ trong game và khi hoàn thành xong Part 2 thì bạn có thể unlock hết rồi (cái này mình không chắc nha, lâu rồi nên không nhớ rõ).

Xem trong game để biết thêm những nhiệm vụ cần làm là gì nha. Cố chơi story càng nhiều càng tốt để mở nhiều mode cho game.

Nhân vật

Nhân vật là thứ mọi người sẽ chú ý tới nhiều nhất vì nó đều là những nhân vật Dragon Ball mà mọi người yêu quý. Mỗi nhân vật sẽ có bộ kĩ năng nội tại gần như là của riêng nhân vật đó, đồng thời cũng có nhiều đòn đánh của riêng nhân vật đó. Như bạn đã thấy trong phần hướng dẫn người mới chơi (tutorial) của game, mỗi nhân vật giữ một thẻ tấn công bằng tay (thẻ màu đỏ), đó là một đòn tấn công tầm gần; thẻ bắn chưởng ki (thẻ màu vàng) là một động tác tầm xa có thể được sử dụng trong phạm vi gần, trung hoặc là xa; thẻ tấn công Đặc biệt (thẻ màu xanh dương), là một chiêu đặc biệt của nhân vật đó, và thẻ kỹ năng đặc biệt (thẻ xanh lá) có nhiều tác dụng khác nhau (buff nhân vật, hồi máu, bắt đầu combo,...). Các nhân vật khác có Thẻ Tối thượng/chiêu cuối (Ultimate), thường sẽ có những hình ảnh rất đẹp mà đánh cũng rất đau. Còn thẻ Awakened/thức tỉnh (thẻ tím) thường có ở 1 số nhân vật nhất định và tùy con mà có hiệu ứng khác nhau (đổi người, nổ bom tự sát,...)

Strike

Blast

Special Move

Special Skill

Ultimate

Awakened

Hệ:

Mỗi game khác nhau sẽ có những con mạnh hơn con của màu/hệ khác. Dragon Ball Legends cũng vậy. Đầu tiên là có 5 màu chủ đạo Red (đỏ) - Blue (xanh dương) - Green (xanh lá) - Purple (tím) - Yellow (vàng). Ngoài ra còn 2 màu đặc biệt hơn là Light (ánh sáng) và Dark (bóng tối). Tuy nhiên với hiện tại thì chỉ có Shallot (nhân vật chính của game) là hệ Light còn hệ Dark chỉ là mấy con boss với quái trong chế độ Story thôi.

Không cần lo quá về việc nhớ mấy cái này đâu vì trong game nó cũng có hiện trước khi vào trận rồi. Mấy cái này chỉ là màu của nhân vật thôi, nó không liên quan tới việc màu nào có chức năng gì trong game cả (tấn công, thủ,...). Con nào màu nào cũng có thể xài được.

Độ hiếm

Game này các nhân vật có 3 độ hiếm chính và 1 độ hiếm phụ:

Các nhân vật Sparking tương đương với các nhân vật SSR (Super Super Rare) trong hầu hết các trò chơi gacha khác. Những nhân vật này là những nhân vật nhiều nhất trong game và rất khó để có được một số nhân vật nhất định. Xét về khả năng chơi được, các nhân vật Sparking được sử dụng nhiều nhất, vì chúng mạnh nhất trong hầu hết các trường hợp. Các đội của bạn trong PvP và Co-Op có xu hướng xây quanh bởi các nhân vật Sparking, vì vậy họ rất quan trọng phải lên cấp sớm. Ngoài ra, mỗi nhân vật Sparking mà bạn quay ra sẽ cho 600 Z-Power (max là 9999 Z-Power), trừ 1 số banner nó quay thì cho thẳng luôn 999 Z-Power.

Sparking còn có một độ hiếm phụ được gọi là Legends Limited. Các nhân vật Legends Limited là những nhân vật rất đặc biệt và chỉ có những nhân vật đó mới có thể nhận được trên một số animation đặc biệt và mạnh hơn Sparking trung bình của bạn. Những nhân vật đó có thể sử dụng "Kết thúc huyền thoại" (Legendary Finish) bằng cách sử dụng Thẻ tối thượng (ultimate card) của những con như SSJ2 Gohan, SSJ Goten, SSJ3 Goku, Frieza, Super Vegito, Vegito Blue, Beerus, SSB Vegeta. Có một số nhân vật khác thì có thể xài bằng thẻ đặc biệt (thẻ xanh dương) như SSJ Namek Goku, Piccolo và Majin Vegeta. Bạn phải sử dụng những chiêu nói trên vào nhân vật cuối cùng của đối thủ và giết nhân vật đó. Legendary Finish có được một animation khác (nhiều cái giống trong phim) và một dòng chữ có ghi "Legendary Finish" trên đó.

Các nhân vật Extreme tương đương với các nhân vật SR (Super Rare) trong hầu hết các trò chơi gacha khác. Những nhân vật này có nhiều nhân vật thứ hai trong game và nhiều nhân vật có Z- Ability cực kỳ giá trị giúp tăng sức mạnh cho đội của họ khi được sử dụng làm nhân vật dự bị. Một số nhân vật Extreme thậm chí còn tốt hơn một số Sparking nhất định và có thể dễ dàng được đưa lên xài nhiều do những nhân vật đó thường sẽ có với bộ skill mạnh và chỉ số cao hơn mức trung bình. Mỗi nhân vật Extreme được quay ra sẽ mang lại x250 Z Power cho nhân vật đó, đây là một mức giảm đáng chú ý so với tỷ lệ Z-Power so với 1 con Sparking. Rất ít nhân vật Extreme cũng có Z-Power x999 trong 1 số banner, đây có thể là một khoản đầu tư tốt cho những người theo đuổi Z-Ability mạnh hoặc các nhân vật thú vị mà bạn thích.

Các nhân vật mức Hero tương đương với R (Hiếm) trong một số game, nhưng phần lớn chúng là UC hoặc C (Uncommon và Common) trong hầu hết các trò chơi gacha. Do đó, những nhân vật này là nhiều nhất trong trò chơi (nhiều lúc quay ra hoài cũng khiến người chơi trầm cảm), nhưng chỉ có một số nhân vật được sử dụng vì chỉ số các nhân vật này thường thấp hơn khi so sánh với hai độ hiếm cao hơn. Nhân vật Hero tốt nhất cho đến nay là Shallot, nhân vật chính của game và cũng là miễn phí. Mỗi nhân vật Hero được quay ra sẽ mang lại x100 Z Power cho nhân vật đó, đây là mức thấp nhất trong game. Hiện không có nhân vật Hero nào có thể đạt được Sức mạnh x999 Z từ các banner. Ngoài ra còn HE Hercule hệ BLU (Việt Nam gọi là Satan) cũng khá là mạnh, nhưng không phải mạnh vì chỉ số mạnh mà là do cách chơi của nó khá khó chịu cho đối phương.

Chỉ số, chiêu và ý nghĩa từng cái

Xin lỗi các bạn trước vì phần này sẽ rất dài, đọc sẽ rất mệt và nhiều khi muốn điên đầu vì nó có 1 tí toán trong đó. Tuy nhiên, nếu bạn muốn biết thêm về Toán để trầm cảm hơn thì có thể tham khảo Team Building Guide.

Trong Dragon Ball Legends thì mỗi 1 nhân vật sẽ có chỉ số và bộ kỹ năng khác nhau. Bạn có thể vào phần “Show Details” để biết thêm. Nó có thể gây khó hiểu khi mới chơi hoặc mới đọc, nhưng mình sẽ cố gắng giải thích cho các bạn để các bạn có thể hiểu được.

Chỉ số-

Trong tab Status, ngay phần đầu tiên có một loạt các con số. Mỗi con số này liên quan với cách tính toán đằng sau của game về cách nhân vật của bạn hoạt động. Ngoài ra, các bạn nên lưu ý rằng trong 99% trường hợp, khi vào trận thì tất cả các giá trị tấn công sẽ cao hơn nhiều so với giá trị phòng thủ do cách tính toán sát thương được game tự tính toán.

  1. Power Level ... không thực sự quan trọng lắm, nhưng số càng cao thì nhìn càng đẹp, đa số những con mạnh trong game thường có số power level cao (tầm 1 triệu 4 trở lên)

  2. Máu là lượng sát thương mà nhân vật của bạn có thể chịu trước khi chết và không thể sử dụng trong trận nữa cho tới khi hết trận.

  3. Strike Attack là chỉ số sát thương vật lí mà nhân vật của bạn có thể gây ra với các thẻ Strike (thẻ đỏ) của họ và cũng là một nửa phép tính cho sát thương của các thẻ xanh dương của nhân vật đó.

  4. Blast Attack (chưởng ki) cũng giống như Strike Attack, ngoại trừ các thẻ Blast (thẻ vàng) và cũng là nửa còn lại của phép tính cho các thẻ xanh dương.

  5. Strike Defense là ranh giới giữa việc nhân vật của bạn sống và việc chết bởi các thẻ bài Strike (thẻ đỏ) của đối thủ, vì nó làm giảm sát thương theo chỉ số cao như thế nào, nghĩa là càng nhiều strike defense thì giảm được càng nhiều sát thương vật lí.

  6. Blast Defense giống với Strike Defense ngoại trừ nó là phòng thủ chống các thẻ Blast.

  7. Critical là khả năng mà nhân vật này đạt được một đòn chí mạng. Chỉ số này càng cao, cơ hội gây ra sát thương chí mạng càng cao. Ngoài ra, các đòn đánh chí mạng có một âm thanh khác đi kèm với chúng, vì vậy bạn sẽ luôn biết được đòn đánh nào là đòn đánh chí mạng.

  8. Tốc độ hồi phục Ki thì khá dễ hiểu nhưng mỗi nhân vật thì khác nhau.

  9. Tốc độ hồi phục thanh Vanish Gauge (né hoặc dịch chuyển) là một chỉ số ẩn, vì nó hoàn toàn giống nhau đối với tất cả các nhân vật, miễn là trang bị hoặc bộ skill không thay đổi nó: mất 5 giây để hồi đẩy thanh, hoặc là bị đánh trúng.


Khả năng Z (Z Abilities)-

Z Abilities là những buff nội tại có thể tác động lên toàn đội hình, nhưng cần thực hiện đủ các yêu cầu trước khi có thể khai triển. Ví dụ, Shallot có Z Ability buff “+10% lên lượng máu gốc tối đa của “Tag: Saiyan” khi trong trận” ở mốc 0 sao tới 2 sao.

Phân tích một cách chi tiết hơn:

Trước hết, Z Abilities thay đổi theo số sao của nhân vật đó. Z Ability 1 (Z I) dành cho nhân vật có từ 0-2 sao, Z Ability 2 (Z II) dành cho các nhân vật có từ 3 đến 5 sao, Z Ability 3 (Z III) dành cho nhân vật từ 6 đến 13 sao, và Z Ability 4 (Z IV) là để dành cho nhân vật 14 sao. Vì tất cả Z Abilities đều chỉ tăng nhiều hơn và mạnh lên, nên chúng ta không cần lo về việc một số hiệu ứng sẽ không còn được kích hoạt khi các nhân vật nhận được nhiều sao hơn.

Tiếp theo, Z Abilities chỉ tác động lên các nhân vật có tag tương ứng. Shallot thì buff cho toàn bộ các nhân vật Saiyan, tức là Shallot không thể buff cho Android 18 hay Frieza; những ai không có tag “Saiyan”. Tuy nhiên, có một số trường hợp ngoại lệ khi mà Z Abilities dùng cả Hệ lẫn Tag để làm yêu cầu nhận được buff. Ví dụ, Vegeta (DBL07-10S) có thể buff “19% lên Strike & Blast Defense gốc của nhân vật hệ xanh lá trong trận”. Điều này có nghĩa là toàn bộ các nhân vật hệ Xanh lá sẽ nhận được buff này, dù có là Android 18 hay Frieza đi nữa, ngay cả khi Vegeta là Saiyan.

Cuối cùng, vì Z Abilities buff cho toàn bộ đội hình, chúng rất hữu dụng cho việc xếp team để đánh PvE, PvP, và Co-op. Thường là bạn sẽ dành ra nhiều thời gian nhất cho việc cân nhắc xem nên chọn Z Abilities thế nào cho các nhân vật đánh chính (core units) và buff phụ (bench units). Z Abilities cho các nhân vật buff phụ cho dàn đánh chính thường quan trọng hơn, vì thường chúng ta cho các nhân vật này vào chủ yếu chỉ để buff Z Abilities thôi. Nên cân nhắc thật kỹ lưỡng để chọn được các nhân vật buff Z Abilities phù hợp cho đội hình nhất.


Kĩ năng nội tại (Unique Abilities)-

Kĩ năng nội tại của mỗi nhân vật đều khác nhau, và thường có rất ít trùng lặp. Mỗi nhân vật bình thường sẽ có từ 1 đến 2 nội tại, và đa số các nhân vật có độ hiếm Extreme và Sparking đều có 2 nội tại. Mỗi khả năng nội tại thường có khả năng buff cho bản thân, cho toàn đội, hoặc để debuff đối phương (có khả năng debuff cả toàn team đối phương).

Như Shallot có nội tại là “Rage: Strike Atk UP” và nội tại này có thể tăng “10%” lên “Strike Damage dựa trên số nhân vật đã bị defeat trong đội hình”. Điều này đồng nghĩa nội tại Shallot thuộc loại buff lên bản thân, vì vậy chỉ mình Shallot có thể nhận được. Thế nên việc chọn lọc nhân vật có kĩ năng nội tại phù hợp cho đội hình là rất quan trọng, nhất là cho core units. Nếu nhân vật buff phụ cần được cân nhắc chọn theo Z Abilities, thì nhân vật đánh chính quan trọng nhất là phải cân nhắc có kĩ năng nội tại gì.


Kĩ năng chính (Main Ability)-

Kĩ năng chính cũng có nhiều loại khác nhau, tuỳ theo từng nhân vật, tuy nhiên chỉ dùng được một lần mỗi trận. Kĩ năng chính cũng chỉ có thể sử dụng được sau khi đã đủ lượt đếm giây trong trận (Lượt đếm giây là số giây trôi qua trong trận trong lúc đang không thực hiện animation đánh nào, tính từ lúc bắt đầu trận là 180s)

Kĩ năng thường chủ yếu có ba loại, riêng biệt hoặc trộn lẫn: 1- nhận buff hoặc debuff, 2- giúp gọi ra được thẻ bài theo hệ nhất định, hoặc cho đủ thẻ bài trên tay, 3- biến hình thành dạng mới và nhận thêm một kĩ năng chính là một trong hai loại được nhắc bên trên.

Shallot có kĩ năng chính là “Warrior Blood” giúp hồi 20% máu cho bản thân, và tăng 20% Strike & Blast Damage lên toàn bộ đội hình trong 15 lượt đếm. Kĩ năng này có thể được kích hoạt sau 10 lượt đếm trong trận. Tuy nhiên, điểm đặc biệt ở Shallot là có thể đổi kĩ năng chính tuỳ thuộc theo dạng mà Shallot biến hình thành. Mỗi dạng biến hình có một bộ kĩ năng chính riêng biệt, nếu có thời gian các bạn hãy xem qua.

Cường hoá (Soul Boosting)

Cường hoá là cách giúp cho nhân vật của bạn mạnh lên thông qua việc sử dụng Rising Soul và Super Soul (hình đính kèm). Cường hoá là việc cực kì quan trọng vì nó làm cho nhân vật mạnh lên. Thứ nhất, nó làm cho các nhân vật của bạn mạnh hơn rất nhiều, và thường thấy là Power Level của chúng (một phép tính dựa trên tất cả các chỉ số tổng hợp của nhân vật) tăng khoảng 400k, khá nhiều. Thứ hai, Soul Boost cho phép các bạn gắn trang bị cho nhân vật, 1 thứ khá là quan trọng cho các chế độ cấp cao hơn như PvP và Co-Op. Trang bị sẽ được đề cập trong phần sau, nhưng chỉ cần biết rằng chúng rất quan trọng. Thứ ba, Soul Boost cho bạn 10 CC mỗi 100 tấm Soul Boost được mở khóa trước khi mở khóa 100k tấm và sau khi mở 100k tấm rồi thì nó tăng giá lên, tặng 10 CC cho mỗi 200 tấm Boost. Đây là một nguồn CC khổng lồ và cực kỳ có giá trị trong giai đoạn sau của trò chơi khi CC không còn cách nào lấy nữa, chỉ còn bằng cách hoàn thành các nhiệm vụ cốt truyện mới.

Trong menu "Characters", sẽ có một nút có ghi "Soul Boost" và có hình Shallot trên đó. Từ menu này, bạn có thể chọn bất kỳ nhân vật nào bạn muốn nâng cấp, và vì điều này, chúng tôi sẽ sử dụng một nhân vật mà tôi chưa từng Soul Boost để cho bạn xem. Nhấn xác nhận và xem tất cả các bảng nhỏ. Nếu bạn kéo màn hình và cuộn ra ngoài, bạn có thể thấy hình dạng mà mỗi nhánh của bảng soul boost sẽ hiển thị. Hồi trước phải nhấn từng ô nhưng bây giờ bạn nhấn select all (auto select) là nó sẽ chọn hết cho các bạn

Sau khi bạn nhấn nút này, nó sẽ hiện cho bạn một menu hiển thị số lượng Rising Soul đang trỗi cần thiết để soul boost cùng với giá của nó là bao nhiêu. Nhấn "OK" và sau đó "Soul Boost" và nó sẽ thưởng cho bạn một màn hình như sau:

Rising Soul

(above)

Super Soul

(below)

Đó là cách mà bạn cường hóa nhân vật, và mình nghĩ là các bạn nên làm vậy cho tất cả các nhân vật mà bạn sử dụng. Còn những nhân vật nào mà không xài thì bạn có dư nguyên liệu thì nâng để kiếm thêm CC xài. Ngoài ra, các con HE cần ít nguyên liệu nhất, xong tới EX và cuối cùng là SP. Mấy nhân vật Zenkai là một chuyện khác nữa nên bọn mình sẽ làm trong 1 cái guide khác. Tạm thời thì cứ hiểu là Zenkai là mấy con nhân vật hồi trước yếu và bây giờ đã được buff lên.

Diễn biến truyện

Các dạng biến hình của Shallot và Z Power

SPOILER WARNING FOR IF YOU LIKE THE STORY

Skip ahead to Parts (Chapters) if you would like to not see it!

Shallot, as a Saiyan, has many different forms that he unlocks as the story progresses. I won't spoil details on how he obtains them, only the chapter in which he does and what each form does in a very general sense.


  • Dạng ban đầu: nhận từ đầu game, dạng yếu nhất của Shallot


  • Dạng Super Saiyan: nhận ở Phần 2, Sách 7, Tập 10. Phiên bản nâng cấp của Shallot nguyên bản. Vẫn chưa mạnh cho lắm.


  • Dạng Super Saiyan 2: nhận ở Phần 4, Sách 5, Tập 8. Phiên bản mạnh hơn của dạng trước, vẫn lệ thuộc nhiều vào những đòn đánh chí mạng.


  • Dạng Super Saiyan 3: nhận ở Phần 6, Sách 3, Tập 10. Ở dạng này thì Shallot mạnh hơn đa số các nhân vật Sparking. Biến hình được trong 45 giây.


  • Dạng Super Saiyan God: nhận ở Phần 7, Sách 7, Tập 6. Dạng mạnh nhất của Shallot tính đến giờ, mạnh hơn cả dạng Super Saiyan 3, có các thông số khá đặc biệt.

Shallot nhận Z Power xuyên suốt truyện, thường là nhờ nhận được dạng mới hay để đánh bại kẻ thù mạnh. Sau đây là tóm tắt những giai đoạn Shallot nhận được Z Power (chú thích: HM là chế độ khó của truyện, P phần, B sách, C tập

x100 (Dạng ban đầu)

x100 (P1, B4, C3)

x200 (P1, B5, C8 HM)

x300 (P2, B7, C11)

x700 (P3, B7, C3)

x300 (P4, B5, C8)

x300 (P6, B3, C10)

x100 (P7, B7, C6)

x200 (P7, B7, C8)

x100 (P2, B7, C11 HM)

Các phần truyện

Hiện tại thì game có 7 phần đã hoàn thành và sẽ còn ra thêm trong thời gian tới.

Part 1 - Saiyan Vượt Qua Thời-Không

Shallot, bị mất trí nhớ, xong rồi còn bị xe tông phải, đã gặp được Bulma và Jaco. Beerus cũng đã ở đó trong câu truyện.

Part 2 - Đồng Minh với Đế Vương Tàn Nhẫn

Mặc cho nguy hiểm, Shallot đã bắt tay hợp tác với Frieza để đạt được thứ mà Beerus đã nhờ Shallot thăm dò

Part 3 - Android của Vùng Đất Đổ Nát

Sau khi có được dạng Super Saiyan, Shallot làm cận vệ cho bản hiền lành của cặp sinh đôi đáng sợ trong tương lai của Trunks. Cặp đôi này rất thích troll Shallot và Cabba

Part 4 - Trò Chơi Siêu Cell Đáng Sợ

Cell lại tổ chức đại hội võ thuật lần nữa

Part 5 - Nữ Chiến Binh Triệu Gọi Gió

Shallot nhận được dạng Super Saiyan 2, và đang gặp rắc rối trong việc tìm manh mối cho Beerus để tìm ra kẻ đứng sau mọi chuyện, được 3 cô mahou shoujo (cô gái phép thuật) giúp đỡ.

Part 6 - Đối Mặt với Majin

Khá là căng khi phải bem cục blob hồng cáu kỉnh kia suốt cả phần. Khá nhiều nhân vật phụ có đất diễn trong phần này.

Part 7 - Tiến Xa Hơn

Đừng để bị lừa. Hình vậy thôi chứ Shallot nhận SS3 rồi. Whis đúng ra là cho Shallot tiến hóa thêm nữa nhưng bị Buu cản ko cho tìm 5 Saiyan

Part 8 - Cái Ác Xâm Lấn

1 ông thần nào đó thích chính nghĩa 1 cách dị dạng sẽ kể cho các bạn nghe những câu truyện. Đồng thời thằng mặc áo đỏ lại gây thêm rắc rối.

Chế độ Khó và các nhiệm vụ cho 30 CC

Hiện tại thì có ba phần có chế độ khó là phần 1, 2, 3, và một phần đang được hoàn thiện là phần 4. Những nhiệm vụ khó này tặng thêm CC và Z Power cho Shallot, vì vậy các bạn nên thử sức khi có thời gian. Tuy nhiên, các màn khó này sẽ cần 2 Energy thay vì 1 Energy để chơi như mọi khi nên cũng khá phiền toái. Phần 1 của chế độ khó có nhiệm vụ đặc biệt để các bạn có thể nhận 30 CC mỗi lần nhiệm vụ hoàn thành thay vì chỉ 3 CC nên rất đáng làm để mau summon được. Các nhiệm vụ cho 30 CC sẽ được liệt kê bên dưới. Lưu ý mỗi nhiệm vụ đều riêng biệt chứ không nối liền nhau. Tổng lại số nhiệm vụ có thể làm được sẽ giúp mọi người thu về 570 CC.

1-7-1 - Đánh sử dụng 2 nhân vật Hybrid Saiyan hoặc nhiều hơn, 2 hệ: YEL hoặc nhiều hơn, và 2 hệ: RED hoặc nhiều hơn.

1-7-2 - Đánh sử dụng 2 nhân vật Son Family hoặc nhiều hơn, 2 hệ: PUR hoặc nhiều hơn, và 2 hệ: GRN hoặc nhiều hơn.

1-7-3 - Đánh sử dụng 2 hệ: YEL hoặc nhiều hơn, và 2 hệ: BLU hoặc nhiều hơn.

1-7-5 - Đánh sử dụng 2 nhân vật có tag Ginyu Force hoặc nhiều hơn, 2 hệ: GRN hoặc nhiều hơn, 2 hệ: RED hoặc nhiều hơn, và tấn công 4 lần bằng nhân vật có hệ YEL.

1-7-6 - Đánh sử dụng hai hệ: RED hoặc nhiều hơn và 2 hệ: BLUE hoặc nhiều hơn.

1-7-7 - Đánh sử dụng 2 hệ: BLU hoặc nhiều hơn và 2 hệ: PUR hoặc nhiều hơn.

1-7-8 - Đánh sử dụng 2 nhân vật tag Saiyan hoặc nhiều hơn, 2 hệ: GRN hoặc nhiều hơn, và 2 hệ: YEL hoặc nhiều hơn.

Các sự kiện thường diễn ra

Ultra Space Time Rush

Lúc trước thì việc clear USTR rất nhọc (giờ vẫn nhọc nhưng đỡ hơn chút), gần đây thì chế độ sự kiện này được cập nhật để giảm thời gian phải đánh với đối thủ lặp đi lặp lại, và cho phép swap đối thủ mình sẽ đánh. Chơi hết sẽ được 500 CC, 18 vé Sparking Guaranteed, và 5 cục tẩy. Thường là vừa chơi vừa nghe nhạc sẽ phiêu mau trôi qua hơn, nhạc xập xình, nhạc trẻ, nhạc vàng, cái gì làm đời bớt nhọc hơn thì nghe. USTR sẽ reset mỗi 14 ngày/2 tuần vào thứ Tư.

Let's Fight!

Let’s Fight! là hai màn event giúp tăng EXP và điểm tình bạn rất nhanh, tuy nhiên chỉ có thể đánh mỗi màn 1 lần mỗi ngày. Tuỳ dịp đặc biệt sẽ có cả màn Let’s Fight thứ 3 được mở. Việc cày điểm friendship không còn thông dụng nữa nên cũng không đáng để làm. Sau khi hoàn thành, nhiệm vụ sẽ drop ra Skip Tickets, Roasted Fish, Zeni, và Rare Medals

Equipment Collection

Equipment là những trang bị có khả năng tăng tấn công và phòng thủ cho nhân vật của bạn, và còn có thể triển khai một số hiệu ứng thú vị. Mỗi màn sẽ có khả năng drop ra 3 loại equipment nhất định không nằm trong Equip Medal Shop:

  • Movies: Hold on to My Shoulder! - Haah! - You Making Fun of Me?!

  • God Ki: Let's go, Vegeta! - Eh? - Master Korin

  • Saiyan: Goodbye, Everyone - This Should Be Fun! - Take this!

  • Super Saiyans: Angry Super Saiyan! - Chyaaaaa! - You Can Do It, Right, Gohan?

  • Future: Just you wait, Androids! - You stay here! - I'll do my best!

  • Hybrids: !!! - This Ki. It's gotta be... - I want to fight!

  • Androids: Androids - I will crush you! - ...It seems we miscalculated.

  • Lineage of Evil/Frieza Force: W-Wait! - Consider This an Honor! - I'll Destroy All of You!

  • Fusion Warrior: Time to Send You to Hell! - Alright!! - Becoming Super Saiyan

  • Regeneration: Haaaaaaaa! - Bwaaaaa! - Fused with Kami

Saibamen Bonus Battles

Trong các sự kiện này thì có hai loại màn Saibamen Bonus Battles là Super EXP và Super Zeni là đặc biệt vì cả hai chỉ chia ra có một trận duy nhất, trong khi các màn khác cho Rising Souls và Super Souls thì được chia ra 7 trận dựa theo màu hệ và độ hiếm của đá (ví dụ đá Rising Soul xanh 5 sao thì sẽ ở trận 5, các trận trên cao sẽ drop đúng theo độ hiếm tương ứng với tỉ lệ nhỏ drop ra các viên đá có độ hiếm thấp hơn).

Mỗi trận đánh này cần 2 Energy để hoàn thành.

Luyện tập (Training)

Luyện tập là cách để các nhân vật có thể lên cấp một cách thụ động trong lúc bạn đi làm việc khác ngoài game. Tuỳ màn sẽ yêu cầu nguyên liệu khác nhau và thường cần 3 tiếng để hoàn thành (giống như đi phó bản offline vậy), tùy dịp đặc biệt thời gian đi sẽ giảm một nửa. Các nguyên liệu luyện tập hiếm được dùng cho những phó bản 15 phút (Roasted Fish) hay 3 phút (Bells), thời gian để hoàn thành cho các phó bản khác sẽ được liệt kê bên dưới:

  • Kami's Lookout - 3:00 - Gold Bell x1 - Any Experience Level - No Partners

  • Kami's Lookout - 3:00 - Silver Bell x1, x3, x10 - Any Experience Level - No Partners

  • Korin's Tower - 15:00 - Roasted Fish x1, x3, x10 - Any Experience Level - One Partner

  • Planet Beerus - 3:00:00 - Pizza x1, x5, x10 - Level 3000+ - No Partners

  • Room with 500x Gravity - 3:00:00 - Gravity x500 Machine Fuel x1, x5, x10 - Level 2000+ - Five Partners

  • Room with 50x Gravity - 3:00:00 - Gravity x50 Machine Fuel, x1, x5, x10 - Level 1500+ - Five Partners

  • Room with 10x Gravity - 3:00:00 - Gravity x10 Machine Fuel x1, x5, x10 - Level 1000+ - Five Partners

  • Training Island - 3:00:00 - Crate of Milk Bottles x1, x5, x10 - Level 600+ - Five Partners

  • Wasteland - 3:00:00 - Training Weights (200kg) x1, x5, x10 - Level 300+ - Five Partners

  • Plains - 3:00:00 - Training Weights (100kg) x0, x1, x5, x10 - Any Experience Level - Five Partners

Nhiệm vụ (Missions)

Nhiệm vụ có ba loại: Hàng ngày, Sự kiện và Z.

Nhiệm vụ hàng ngày sẽ có mới vào 1h trưa hàng ngày và có phạm vi từ 6-8 nhiệm vụ tùy thuộc vào sự kiện hiện tại của trò chơi. Thông thường, chúng bao gồm, sử dụng năng lượng 4, 7 và 10, dùng 1 đòn Rising Rush,đi 1 cuộc phiêu lưu trong chế độ Adventure và thực hiện ít nhất một cấp độ của Let's Fight !. Hoàn thành tất cả các nhiệm vụ hàng ngày sẽ nhận được khoảng 35 CC, một vài Skip ticket, 1 vé MP2 và 1 vé MP3, Đồng xu SP, Điểm kinh nghiệm cho tài khoản (Z Level), Vé năng lượng và Huy chương hiếm.

Nhiệm vụ sự kiện rất khác nhau tùy thuộc vào sự kiện nào sẽ xảy ra. Tuy nhiên, nó thường có Nhiệm vụ hàng tháng cung cấp một lượng nhỏ CC và Vé năng lượng, Co-op tặng cho danh hiệu, CC và tẩy, và PvP mang lại rất nhiều CC và Huy chương Trang bị (dùng để đổi lấy trang bị). Ngoài ra, còn có Nhiệm vụ Zenkai cấp cho Z-awakening power (một lần nữa, chúng ta sẽ đi sâu vào vấn đề này sau), Nhiệm vụ bạn bè cho những phần thưởng hơi tệ và sau đó là bao thẻ bài đẹp, và những nhiệm vụ “From the original series” liên quan tới câu truyện của Dragon Ball.

Nhiệm vụ Z là một số nhiệm vụ thông thường của bạn với các yêu cầu như "Đăng nhập x ngày" hoặc "Huấn luyện (train) x lần". Hầu hết các nhiệm vụ này cấp khoảng 10 CC khi hoàn thành, điều này rất tiện lợi cho việc tăng lượng CC lên từ từ. Ngoài ra, nhiều Nhiệm vụ Z cho các danh hiệu có chức năng làm đẹp, đồng thời tăng chỉ số cho nhân vật của bạn (cực kì ít), điều này có thể rất hữu ích trong PvE và PvP.

Ngoài ra, với mỗi 5 Z Level mà bạn đạt được, bạn sẽ nhận được 20 Z Power của một nhân vật Sparking nhất định, có thể hữu ích về lâu dài (có thể con đó sẽ được zenkai). Thay vào đó, các cấp độ giữa mỗi 5 lv thì nó có cho 10 CC, cùng với việc nó sẽ phục hồi năng lượng đầy đủ (chỉ dành cho người mới) và 3 năng lượng được thêm vào bình năng lượng của bạn.

Phiêu lưu (Adventure)

Phiêu lưu là một chế độ chơi mà bạn không cần làm gì mấy và nó dùng để kiếm được nhiều loại vật phẩm thú vị, chẳng hạn như zeni, Rising Souls, Zenkai Souls và các vật phẩm theo event khá thú vị như dưa hấu, ô tô đồ chơi, mochi,... Bạn có thể nhận được các cuộc phiêu lưu này từ PvP, Co-Op, thông qua các nhiệm vụ, các map Saibamen, và thông qua việc mua các cuộc phiêu lưu đặc biệt trong các cửa hàng Event cũng như thông qua phần thưởng đăng nhập.

Hiện tại, có 3 khe phiêu lưu vĩnh viễn và 4 khe có thể mở bằng chìa khóa phiêu lưu. Ô số 4 và số 5 có thể mua thông qua cửa hàng huy chương hiếm với giá 50 Huy chương hiếm. Ô 6 và 7 có thể mở bằng cách mua chìa khóa trong cưa hàng huy chương Z (Đây là 1 loại tiền tệ bạn chỉ có thể có được sau khi bạn 14 sao 1 con nào đó rồi quay ra nó, nói chung là phải chơi lâu hoặc nạp nhiều mới có) với giá trị tương ứng là 1000 cho ô 6 và 2000 huy chương cho ô 7.

Ngoài ra, có 4 mốc thời gian phiêu lưu đặc biệt khác nhau, có nghĩa là nó số thời gian tương ứng để hoàn thành: 1 giờ, 3 giờ, 7 giờ và 23 giờ đặc biệt. 1 giờ thực sự là tốt nhất về số lượng tiền event hiêu lưu mà bạn làm, khiến nó trở thành cách tốt nhất để kiếm Điểm Bang hội (Guild) (sẽ được đề cập trong hướng dẫn Bang hội). Nếu bạn lười thì bạn có thể sử dụng 3 giờ, 7 giờ (dành khi chuẩn bị đi làm hoặc đi ngủ) hoặc 23 giờ (dành cho khi nào thực sự lười).

Menu phụ (Misc. Menus)

Dragon Ball Legends có rất là nhiều menu và 1 số menu rất là khó hiểu nên các bạn cứ mặc kệ cũng được. Hiện tại thì các bạn chỉ phải biết 1 số menu cơ bản như sau thôi:

Menu chính của trò chơi sẽ là nơi bạn sẽ sử dụng nhiều nhất vì bạn cần phải dùng nó để vào 1 số mục trong game. Bạn nên sử dụng exchange shop là chủ yếu vì cái shop là nơi mà bạn sẽ nạp tiền thật để lấy tiền giả và tỉ giá cũng rất là tệ (Đừng mua trừ khi bạn muốn sạt nghiệp). Exchange Shop là nơi bạn trao đổi tiền tệ giả của mình để lấy những món tiền tệ giả khác tốt hơn. Nói chung là chức năng đổi đồ.

Ngoài ra, trong menu chính bạn con có thể thấy trong hộp quà (Present) của bạn có món quà nào dư mà chưa nhận không hay là dùng để chấp nhận/ hủy lời mời kết bạn của ai đó.

Trạng thái (Status) và Tùy chỉnh (Customize) cũng khá thú vị, phần Trạng thái sẽ được đề cập bên dưới còn Tùy chỉnh là nơi bạn cho Shallot mặc những bộ quần áo đẹp, học nhiều chiêu của mấy nhân vật khác, và đồng thời dùng để chọn loại biến hình mà bạn muốn cho Shallot.

Guild là phần cuối cùng trong menu chính và sẽ có một bài viết riêng về chế độ này vì nó tùy thuộc vào chủ guild của bạn muốn gì.

Menu Other là nơi bạn có thể xem những câu hỏi thường gặp,chiếu lại mấy clip trong game, xem 10 lần triệu hồi gần đây nhất, đọc lại cốt truyện mà không cần chơi lại các màn đó và còn nhiều mục khác. Kho lưu trữ truyện (story archive) là thứ mà nhiều người chơi tới giờ còn không biết nó tồn tại, nhất là khi họ nói rằng họ không muốn đọc cốt truyện lại do phải chơi lại các màn. Giờ thì các bạn đã biết, nếu thích thì vào đó đọc cũng được. Cốt truyện khá là hay nên các bạn cũng nên đọc lại.

Menu Status là nơi bạn có thể thay đổi tên của mình, sao chép ID của mình, thay đổi vỏ bọc của thẻ bài, danh hiệu của bạn và phần thưởng đăng nhập hàng ngày của bạn.

Cửa hàng trao đổi (exchange shop) là nơi bạn có thể đổi các loại Huy chương khác nhau để lấy những thứ như Tẩy (cho trang bị), Z-Power, Vật phẩm dùng để huấn luyện (nâng level), Trang bị, Bản thiết kế cho việc thức tỉnh trang bị và nhiều loại vé để quay những banner khác nhau. Hãy nhớ kiểm tra nó thường xuyên, vì nó thay đổi rất nhiều, có khi là theo tuần.

News là phần tin tức mới về trò chơi, có thể là banner có nhân vật mới, thông tin cập nhật, các nhân vật được xài nhiều nhất của mùa PvP trước hoặc các loại mẩu tin thú vị khác.

Summon là phần thú vị nhất trong các menu, vì đó là nơi bạn nhận được các nhân vật mới, nhưng nó cũng là một sự cám dỗ lớn đối với nhiều người chơi đang cố gắng tiết kiệm cho các nhân vật yêu thích của họ (trừ khi bạn là đại gia/whale chúa hay gì đấy thì bạn cứ quay mà không cần lo). Ngoài ra, bất cứ khi nào nó có ghi chữ “new" trên đó, thì điều đó có nghĩa là bạn sắp có 1 banner mới hoàn toàn mà bạn có thể vào để xem.

Ngoài ra, nếu nhìn vào Menu mà các bạn thấy có hình Flying Nimbus thì có nghĩa là đang có event x2 EXP và x3 Zeni đang diễn ra.

Trang bị (Equipment):

For a more in-depth equipment guide, please head over to our Equipment Guide page.

Trang bị là một cách tốt để tăng sức mạnh cho các nhân vật của bạn. Tất cả các trang bị đều có khả năng buff từ 3 loại chỉ số trở lên cho nhân vật, có thể là lượng máu, Strike Attack (sức tấn công thẻ đỏ), sức tấn công khi gặp 1 loại tag nhất định, hoặc Blast Defense (phòng thủ khi bị đánh bởi chưởng ki) cho mỗi nhân vật tuỳ vào tag nhất định trong đội hình.

Phần này chỉ tóm tắt sơ lược nên nếu muốn tìm hiểu thêm các bạn có thể xem trang Hướng dẫn trang bị. Bây giờ mình sẽ giải thích cơ bản về trang bị là gì, cách nâng cấp và sử dụng nó:

Trong phần này mình sẽ sử dụng trang bị “This Will Be A MASSACRE” (Trang bị của Shallot) để lấy làm ví dụ.

Trang bị trong menu có thể dễ dàng được nâng cấp bằng cách chọn từng trang bị một hoặc chọn upgrade all và có thể nâng cấp cùng lúc 10 trang bị. Mỗi trang bị có ba dòng thuộc tính thì trong đó có hai dòng bạn có thể sửa đổi thành thuộc tính buff khác tuỳ vào độ may mắn của bạn. Dòng thứ 1 cố định và bạn không thể thay đổi, bạn phải farm mới có được cái bạn muốn

Sau khi đã nâng cấp đầy đủ thì bạn có thể sử dụng trang bị lên nhân vật, nhưng hãy cố gắng để nâng cấp trang bị lên được hạng “A” trở lên.

Mỗi trang bị đều có điều kiện riêng, ví dụ như trang bị của Shallot được kể trên thì chỉ bản thân Shallot sử dụng được. Đa số các trang bị đều như vậy, giới hạn bởi nhân vật/hệ/tag/hoặc kết hợp của cả ba điều kiện trên.

Để thức tỉnh trang bị (Equipment Awakening), trong menu sẽ có nút để bạn bấm ở đầu menu để dẫn đến giao diện thức tỉnh trang bị. Ở giao diện này bạn có thể dùng blueprint (nhận được từ việc đổi Rush Medals trong sự kiện USTR) để làm trang bị mạnh hơn. Tuy nhiên, chỉ một số trang bị nhất định mới có khả năng thức tỉnh.

Các bạn có thể xem hình dưới đây để biết thêm:

Player versus Player

Để có hướng dẫn PvP chuyên sâu hơn, vui lòng truy cập trang Hướng dẫn chơi PvP của chúng tôi. (Đang trong quá trình hoàn thiện)

Đối với bất kỳ ai mới bắt đầu trò chơi này và vẫn chưa quen với việc điều khiển nhân vật, xây dựng đội hình hoặc chọn trang bị phù hợp, thì chúng tôi thực sự khuyên bạn nên tránh xa PvP. Ngay cả trong những chế độ chơi Training (tập luyện), bạn có thể gặp phải những đối phương có nhân vật cấp 5000 (cao nhất hiện nay), max chỉ số và dù cho họ chỉ đang thử các đội mới hoặc người đã chơi lâu năm thì họ sẽ không nhường bạn chút nào. Một số người chơi lâu năm thường sẽ cảm thấy thích thú với việc bắt nạt những người chơi mới, nên cẩn thận khi vào Training mode. Tốt nhất là tập luyện cùng bạn bè hoặc chơi đánh với máy trước khi vào PvP

PvP rất giống với PvE ngoại trừ việc bạn sẽ kết nối với những người chơi khác, vì… nó là PvP mà. Tuy nhiên, có 1 số cái khác so với PvE.

Thứ nhất, bạn sẽ không có một team nhất định nào đó mà bạn sẽ gặp hoài khi PvP vì mỗi người build team mỗi khác. Tuy nhiên thì vẫn có 4-5 team đứng đầu meta mà ai cũng xài để thắng dễ hơn. Ở các rank thấp hơn, mọi người sẽ thử dùng màu khắc hệ để chống lại các nhân vật của bạn. Tuy vậy, khi bạn đã quen với PvP và quá trình cày gian nan thì bạn sẽ tìm được 3-4 nhân vật mà bạn thích chơi nhất để sử dụng trong trận chiến và 2-3 nhân vật ngồi ghế dự bị. Đây là cách mà các đội thường được xếp trên Gamepress, đó là lý do tại sao mọi người, bao gồm cả tôi, nói về các nhân vật đánh chính và dự bị rất nhiều. Một số con dự bị cũng còn đủ mạnh để xài, nhưng hầu hết là bỏ vô chỉ để buff team thôi chứ không xài.

Thứ hai, khả năng cao là bạn sẽ bị lag trong trận. Đây là điều để làm quen khó nhất, thậm chí còn vượt xa những kỹ thuật (tech) trong trò chơi mà bạn có thể làm khi điều khiển nhân vật của bạn. Những hành động của bạn có thể không đánh trúng đối phương và bạn có thể không né được một số đòn nhất định. Điều đó đúng thật là khó chịu nhưng nó xảy ra với tất cả mọi người. Chỉ còn có cách sống chung với lũ. Nếu bạn cho rằng đối phương đang cố tình làm điều đó, vâng, điều này hoàn toàn có thể xảy ra, bạn có thể tố cáo họ (report) sau trận chiến bằng cách vào "Lịch sử trận chiến" (Battle History), nhấp vào họ và nhấn báo cáo. Cố gắng báo cáo đúng, còn không thì nó sẽ bị phản tác dụng.

Thứ ba, trong vài lần đầu tiên bạn chơi PvP, xin lỗi mình nói trước nhưng bạn sẽ rất tệ. Đấy là đương nhiên vì bạn không thể nào mới chơi mà đánh như một người pro đứng top 10 thế giới được. Nó cũng giống như bạn mới tập chơi bóng rổ được 1 ngày thì bạn không thể đánh cho giải Quốc Gia hoặc NBA được. Đó là 1 quá trình luyện tập để có được thành quả đó. Sau khi chúng tôi viết xong bài hướng dẫn PvP, và vâng, chúng tôi đang soạn nó, chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn một số mẹo cho PvP để nó ít khủng khiếp/ gây hoang mang hơn và giúp bạn có nhiều thời gian thú vị hơn, bao gồm cả các kĩ thuật nâng cao như side-stepping, charge step hay dụ đối phương Vanish.

Nếu bạn cần luyện tập đánh PvP nhưng bạn bè không online thì bạn có thể đi tìm những người chơi lâu năm để đánh với bạn. Trong trận thì bạn có thể bị bán hành khá nhiều nhưng hãy chấp nhận điều đó và thường những người chơi lâu năm sẽ chỉ cho bạn biết bạn sai ở đâu để mà chơi tốt hơn. Nếu cần thì bạn có thể nhắn tin cho đội ngũ Chaicord, hoặc là mình (admin page Dragon Ball Legends Việt Nam, nhưng đa số là mình sẽ bận không đánh được, nhưng mình có biết nhiều người sẵn sàng giúp bạn).

Co-Op

Để nghiên cứu sâu hơn về hướng dẫn Co-Op, mời mọi người xem qua trang Co-Op Guide (sắp ra mắt!)

Co-Op là chế độ hợp tác với người chơi khác để cùng đánh một đối phương, thường chế độ chơi này phù hợp với người chơi mới hơn là PvP. Tuy nhiên, vẫn nên biết sơ về chiến thuật, trừ khi bạn chỉ muốn đánh ở mức Dễ và Trung Bình, đôi lúc ngay cả người chơi lâu năm cũng gặp nhiều trục trặc khi đánh ở mức khó.

Trước hết thì bạn chỉ được sử dụng đúng 1 nhân vật để tham gia Co-Op, và đánh cùng bạn là một nhân vật được điều khiển bởi người chơi khác, chống lại một con boss có rất nhiều máu và có cả khiên bảo vệ. Boss này còn có thể gây hiệu ứng trúng độc hoặc tăng lượng damage phe mình nhận. Có thể nói tóm lại là cả hai người chơi phải đập khiên thảy card vô quái đến lúc nó chết thì thôi.

Tuy nhiên, các bạn đừng dùng Rising Rush khi quái vẫn còn đang bật khiên nhé, trừ khi là nó gần chết rồi và mới gồng khiên lên lại. Nếu không bạn chơi cùng với bạn sẽ nản, chán, chửi và sẽ thoát trận là bạn sẽ đánh lại từ đầu.

Tiếp theo là vì chỉ có một nhân vật của bạn ra trận, nên game cho phép bạn mang theo 10 nhân vật support để buff Z Abilities. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc xếp đội hình, hãy sử dụng Auto Select để game tự chọn nhân vật support phù hợp nhất cho nhân vật của bạn, và nghiêm túc mà nói thì game chọn cũng không tệ chút nào.

Cuối cùng thì mọi người nhớ hãy chú ý xem tutorial phần Co-Op trong game. Nếu như đồng đội của bạn bị kẹt trong combo của quái và bạn có vanish, hãy bấm vào nhân vật của bạn đánh cùng khi thấy có dấu “!” trên đầu để chắn đòn đánh cho họ. Mỗi lần bấm xong cần chờ 15 giây để có thể chắn lại, và không chỉ vậy bạn còn có thể dùng nút “Taunt” để thu hút sự chú ý của quái về phía mình (Nếu máu bạn đang có nhiều hơn bạn đánh cùng). Với một số trường hợp phức tạp hơn, “Taunt” còn có thể được dùng để báo hiệu với đồng đội là bạn có Rising Rush rồi. Trường hợp này bọn mình sẽ nói thêm sau trong phần hướng dẫn Co-Op chuyên sâu sắp ra.